Tập đoàn TTHGroup | 0948 956 622 Đặt lịch khám
Bệnh phong là gì và những điều cần lưu ý

Từ trước đến nay chúng ta thường nghe rất nhiều về bệnh phong, căn bệnh này không còn quá xa lạ đối với chúng ta nhưng có lẽ còn nhiều người chưa biết về căn bệnh này.Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu triệu chứng của bệnh phong sẽ giúp bạn có những kiến thức để phòng ngừa và phòng tránh những biến chứng không mong muốn

Xem thêm | benhvientthvinh.vn/tin-tuc/tam-soat-ung-thu-phuong-phap-toi-uu-giup-phat-hien-som-ung-thu

Xem thêm | benhvientthvinh.vn/tin-tuc/phaco-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-duc-thuy-tinh-the

1. Vậy bệnh phong là gì

Bệnh phong là một loại bệnh truyền nhiễm mãn tính do tác nhân là vi khuẩn Mycobacterium Leprae gây ra, còn được biết đến với tên gọi là bệnh hủi, cù hay là bệnh Hansen.

Khái niệm

Đây là bệnh xuất hiện từ rất lâu và được xem là một lại bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hại, những người dễ mắc bệnh phong thường có điều kiến sống kém như: ăn uống không đầy đủ, sinh hoạt không tốt và sử dụng nguồn nước ô nhiễm…

Bệnh phong có nguy cơ hủy hoại bề mặt da, làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên , bề mặt niêm mạc của hệ hô hấp và mắt khiến cơ thể dần dần suy kiệt. Vì thế nếu không chữa trị kịp thời căn bệnh có thể gây nên những biến dạng và tàn tật nghiêm trọng

Cơ chế lây truyền chính xác của bệnh phong

Theo các thống kê cho thấy bệnh có thể lây truyền qua sự tiếp xúc giữa người bị bệnh và người khỏe mạnh, đặc biệt xu hướng lây truyền bệnh phong qua đường hô hấp đang gia tăng mạnh

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây nhiễm qua côn trùng – vật trung gian. Bệnh phong ảnh hưởng nhiều nhất đến các dây thần kinh của tứ chi, da , niêm mạc mũi và đường hô hấp trên, gây viêm loét da, tổn thương thần kinh và yếu cơ. Ngoài ra, một số biến chứng khác cũng có thể xảy ra nếu loại bệnh này không được can thiệp như:

  • Rụng tóc và rụng lông như lông mày lông mi…
  • Tăng nguy cơ bị bệnh tăng nhãn áp – một trong những bệnh về mắt gây tổn thương đến thần kinh thị giác, gây mù lòa
  • Nghẹt mũi mãn tính, chảy máu cam và xẹp vách ngăn mũi
  • Suy thận, giảm năng lực sinh lý…

Các quốc gia xuất hiện chủ yếu là nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới

2. Dấu hiệu, triệu chứng để nhận biết bệnh phong

Khi thấy bất kì một dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ mình mắc bệnh phong, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị sớm nhất có thể. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ quan sát như:

  • Tổn thương trên da, mất cảm giác nóng lạnh và đau
  • Da xuất hiện các vệt màu lạ trên da
  • Yếu cơ, tê bì ở cánh tay, bàn chân, bàn tay và chân
  • Ngoài ra có thể xuất hiện nhiều cục u ở dây thần kinh ngoại vi, gần các khớp xương cổ tay, khuỷu tay, đầu gối

Tổn thương da có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều, đôi khi có màu đỏ hoặc màu hồng. Điển hình các tổn thương da do bệnh phong thường có thể nhìn thấy được như đốm( da phẳng, khác màu), bị nổi các vết mẩn đỏ hoặc các nốt sần

3. Phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh phong

Thông thường, bệnh phong có thể được chuẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng của bệnh.

Thực hiện xét nghiệm

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện một số sinh thiết như lấy một mảnh da/dây thần kinh từ người bệnh và gửi đến làm xét nghiệm

Các xét nghiệm da để chuẩn đoán bệnh phong cũng sẽ được tiến hành để xác định loại bệnh bằng cách tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn gây bệnh (nhưng đã bị bất hoạt) vào da, điển hình là ở cẳng tay trên. Những người mắc bệnh phong ở mức độ 1 hoặc mức độ 2 sẽ có kết quả dương tính ngay ở tại vị trí tiêm

Thực hiện phương pháp điều trị bệnh phong

Hiện nay, phương pháp “đa trị liệu” được triển khai vào năm 1995 để chữa và điều trị tất cả các loại bệnh phong trên toàn thế giới. Ngoài ra một số loại kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị bệnh phong bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Các loại thuốc kháng sinh đang được sử dụng hiện nay như:

  • Dapsone
  • Clofazimine
  • Aspirin
  • Rifampin
  • Ethionamide
  • Thalidomide
  • Prednisone

Việc điều trị có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí lên đến 1 – 2 năm trong trường hợp bệnh nặng

4. Cách phòng ngừa bệnh phong

Cho đến nay, bệnh phong vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa hay hay vắc-xin nhất định. Vì vậy, để phòng tránh bệnh, bạn cần:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng của những người mắc bệnh phong
  • Đối với trường hợp phải chăm sóc người mắc bệnh này thì sau khi tiếp xúc các bạn nên rửa tay, vệ sinh bằng xà phòng sát khuẩn
  • Cần nắm rõ về các nguyên nhân, triệu chứng và diễn biến của bệnh để kịp thời điều trị
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất để được điều trị hiệu quả tránh gây những chuyển biến xấu về sau

Có thể nói, với sự phát triển của Y học hiện đại, bệnh phong đã không còn là căn bệnh quá nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, để tránh sự lây lan ra cộng đồng hoặc sự phát triển của căn bệnh, chúng ta cần duy trì tinh thần phòng ngừa bệnh để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc

Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện hàng đầu Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích:

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
  • Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
  • Quy trình thăm khám khoa học, khép kín và nhanh chóng
  • Danh mục khám đa dạng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý
  • Đặt lịch hẹn dễ dàng qua tổng đài, hạn chế thời gian chờ đợi
  • Phát hiện các bất thường có thể xử trí ngay tại viện như sinh thiết, giải phẫu bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị, hỗ trợ điều trị trúng đích

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE CSKH: 0948.956.622 - 0238.321.6789

Hoặc để lại thông tin chi tiết để được tư vấn thêm:
Website: https://benhvientthvinh.vn/
Fanpage: Bệnh Viện Đa Khoa TTH Vinh

Youtube:  https://www.youtube.com/@benhvienakhoatthvinh3716
#BenhviendakhoaTTHVinh#benhviennghean#benhvienTTHVinh#benhvienvinh#benhphong#benhphonglagi#cachdieutribenhphong